|
|||||||||
|
|||||||||
|
|
Công Cụ | Xếp Bài |
17-11-2009, 09:15 AM | #1 |
Guest
Trả Lời: n/a
|
Tìm hiểu về Voice over Internet Protocol (VoIP)
Tìm hiểu về Voice over Internet Protocol (VoIP) Với giới thiệu này về VoIP chắc các bạn có thể sử dụng Internet để thực hiện các cuộc gọi thay vì trước đây chỉ dựa vào điện thoại có mắc đường dây riêng. Mặc dù vậy trong bày viết này chúng tôi không đi quá chi tiết vào VoIP mà chỉ đưa ra một số rủi ro trong bảo mật của công nghệ này từ đó đưa ra các biện pháp để giảm các rủi ro đó. Vậy VoIP là gì? VoIP được viết tắt từ Voice over Internet Protocol, giao thức này cho phép bạn sử dụng kết nối Internet để thực hiện các cuộc gọi. Thay vì phụ thuộc vào đường dây tương tự như hệ thống điện thoại truyền thông, VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của VoIP cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch điện thoại. Với ứng dụng này, bạn vẫn cần có một số điện thoại, vẫn phải quay số để thực hiện cuộc gọi như sử dụng thông thường. Người mà bạn gọi đến sẽ không thấy có sự khác nhau so với các cuộc gọi từ hệ thống điện thoại truyền thống. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cũng cho ra những tính năng để sử dụng adapter VoIP của bạn ở bất kỳ đâu có kết nối Internet tốc độ cao, cho phép bạn mang nó đi theo khi đi công tác hoặc đi du lịch Vấn đề bảo mật của VoIP là gì? Chính vì VoIP dựa trên kết nối Internet nên nó có thể có những điểm yếu đối với bất kỳ mối đe dọa và các vấn đề gì mà máy tính của bạn phải đối mặt. Công nghệ này cũng là một công nghệ mới, vì vậy có nhiều tranh cãi về những tấn công có thể xảy ra, VoIP có thể cũng bị tấn công bởi virus và mã nguy hiểm khác. Các kẻ tấn công có thể chặn việc truyền thông, nghe trộm và thực hiện các tấn công giả mạo bằng việc thao túng ID và làm hỏng dịch vụ của bạn (xem thêm phần Tìm hiểu về các tấn công từ chối dịch vụ DoS và Ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm đánh cắp thông tin). Các hành động tiêu tốn lượng lớn các tài nguyên mạng như tải file, chơi chò trơi trực tuyến…cũng ảnh hưởng đến dịch vụ VoIP. Ngoài những vấn đề trên ra, VoIP còn kế thừa những vấn đề chính trong việc định tuyến trên kết nối băng thông rộng. Không giống như các hệ thống điện thoại truyền thống bạn có thể gọi cả khi mất điện Trong hệ thống VoIP, nếu mất nguồn điện thì VoIP cũng không thể thực hiện được cuộc gọi. Ở đây cũng có vài vấn đề liên quan đó là các hệ thống bảo mật tại nhà hoặc số khẩn cấp có thể không làm việc theo như mong muốn. Bạn làm gì để tránh những rủi ro khi sử dụng VoIP? Liên tục nâng cấp phần mềm – Nếu hãng phần mềm cung cấp các bản vá cho hệ điều hành thì bạn nên cài đặt chúng ngay lập tức. Việc đó sẽ ngăn chặn được các tấn công đang lợi dụng yếu điểm trong lỗ hổng phần mềm Sử dụng và duy trì phần mềm chống virus– Phần mềm chống virus có thể nhận ra và bảo vệ máy tính chống lại các virus đã được định nghĩa. Mặc dù vậy kẻ tấn công luôn tìm mọi cách để viết ra các virus mới, chính vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật phần mềm virus Tận dụng triệt để các tùy chọn bảo mật – Nhiều nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ cho phép mã hóa. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều vấn đề riêng tư và bảo mật thì cũng nên cân nhắc đến các tùy chọn có sẵn này Cài đặt và kích hoạt tường lửa–Tường lửa có thể ngăn chặn nhiều kiểu xâm nhập bằng việc khóa lưu lượng nguy hiểm trước khi chúng xâm nhập vào máy tính của bạn Đánh giá các thiết lập bảo mật– Cả máy tính của bạn và các thiết bị/phần mềm VoIP cung cấp nhiều tính năng khác nhau có thể trang bị cho yêu cầu của bạn. Mặc dù vậy, việc cho phép các tính năng cụ thể có thể để lại cho bạn nhiều lỗ hổng dễ bị tấn công. Vì vậy vô hiệu hóa một số tính năng nếu bạn cảm thấy không cần thiết. Kiểm tra các thiết lập của bạn, thiết lập bảo mật riêng và chọn các tùy chọn mà bạn cần để tránh mang lại những rủi ro không đáng có. Gọi điện thoại IP phone miễn phí không sợ NAT Mọi người đã nghe đến điện thoại VoIP rất nhiều và cũng biết nhiều lợi điểm của nó, thế nhưng vì sao nó vẫn chưa thay thế hoàn toàn điện thoại truyền thống? Rẻ và dễ dùng là ưu điểm của điện thoại truyền thống, chúng ta chỉ cần mua điện thoại về, cắm dây line và tiến hành gọi ngay lập tức. Hầu hết các giao thức của VoIP đều khó cấu hình và các điện thoại IP của nhiều hãng lại hoạt động không thông suốt với nhau. Chương trình Asterisk, một tổng đài PBX mã nguồn mở, do Mark Spencer khởi xướng đã làm cho việc ứng dụng VoIP trở nên đơn giản. Và, giao thức IAX chính là đáp án cho câu hỏi dai dẳn và hóc búa đó. Không cần nhiều thiết lập phức tạp, dễ triển khai và tương thích cao chính là điểm nổi bật nhất của giao thức IAX. Giao thức này sử dụng lưu lượng băng thông dành cho tín hiệu, âm thanh và hình ảnh thuộc loại thấp nhất và hỗ trợ NAT trong suốt (Network Address Translation transparency). Bên cạnh đó, IAX dễ mở rộng cho sự phát triển về sau. Thay vì sử dụng giao thức truyền thời gian thực (RTP - Real-time Transport Protocol), IAX lại dùng giao thức UDP 4569 nên dùng header ít hơn. Việc sử dụng một cổng UDP giúp cho kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát mạng. Khi kết hợp với chuẩn nén G729 và với đường truyền 1Mbps, IAX có thể truyền đến 103 cuộc gọi, cao gần gấp 3 lần so với các giao thức khác. Bên cạnh đó, nhờ dùng lệnh ở dạng nhị phân nên tín hiệu truyền đi có độ trễ rất thấp so với các giao thức khác dùng lệnh bằng bảng mã ASCII . IAX chia thành tầng 2 và tầng 3 rất rõ ràng, có nghĩa rằng phần tín hiệu và phần âm thanh tách biệt nhau. Tuy tách biệt, nhưng giao thức này còn có nhiều cơ chế thông minh trong việc xử lý tín hiệu trong điều kiện băng thông hoặc tín hiệu kém. Việc dùng 4 byte làm header và sử dụng băng thông thấp giúp mọi người chú ý đến giao thức này nhiều hơn. Nếu có nhiều cuộc gọi đến cùng đích, tính năng IAX trunking giảm sự quá tải bằng cách nối dữ liệu từ nhiều kênh thành một gói tin, do đó không những số lượng gói tin truyền đi được giảm bớt mà số lượng header cũng giảm. Và việc này rất quan trọng đối với mạng không dây khi mà tốc độ hiện tại còn chậm và độ trễ cao. Hơn nữa, giao thức IAX rất đơn giản đến nỗi các chồng IP, IAX, giao diện TDM và các tính năng phát sinh ID khác có thể được thực hiện trong thiết bị chuyển đổi analog đầu cuối (analog terminal adapter – gọi tắt là ATA). Thiết bị ATA gồm một đầu Ethernet và một đầu điện thoại dùng để chuyển bất kỳ tính hiệu thoại dạng tương tự thành dạng số. Một thiết bị IAX ATA có thể được tạo từ một bộ vi xử lý 8bit, dung lượng RAM 4k byte và bộ nhớ flash bên trong 64k. Trong tương lai gần, mọi người đều có thể tạo một điện thoại IP từ những vật liệu trên với giá cỡ 10USD. Ngoài việc sử dụng điện thoại bàn, các nhà phát triển đã bổ sung thêm giao thức lai khác mang tên là mIAX cho phép các thiết bị di động sử dụng VoIP. Khi ở ngoài trời, chiếc điện thoại của bạn sẽ là GSM, khi trong công ty, nó sẽ là VoIP phone. Giao thức IAX đang được mở rộng thêm phần mã hóa và liên lạc nội bộ. Dù rằng giao thức IAX mới ra đời và chưa có tài liệu kỹ thuật nào nhưng vẫn được các công ty hỗ trợ hoặc mở rộng thiết bị hiện tại để tương thích. Mạng điện thoại truyền thống rất tin cậy vì nó đơn giản và ít xảy ra lỗi. Mục tiêu giao thức IAX cũng mong muốn VoIP trở nên đơn giản đến nỗi những nhân viên kỹ thuật kém nhất trong văn phòng cũng có thể mua một điện thoại IP rẻ tiền, cắm vào và tiến hành gọi ngay lập tức. Qua bài viết trên chắc các bạn đã thấy lợi ích rất lớn của VOIP, nếu bạn có điều kiện hãy thử xem. Muốn có thêm thông tin, hãy tham khảo site : http://www.voip.com.vn Theo: Voip |
Công Cụ | |
Xếp Bài | |
|
|